“Từ nay đến cuối năm sẽ xử lý tiếp 3 cặp ngân hàng sở hữu chéo”
18/06/2023
Đại diện của NHNN khẳng định Thông tư 36 đã hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thâu tóm, chi phối lẫn nhau và cho vay những người có liên quan trên cơ sở đó đẩy lùi sự lũng đoạn. Hiện nay chỉ còn 3 cặp ngân hàng sở hữu chéo và từ nay đến cuối năm sẽ xử lý tiếp.
Tại “Hội thảo khoa học đánh giá kết quả tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu” diễn ra chiều 6/10, ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nêu quan điểm nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản xử lý nợ xấu phải dùng ngân sách hoặc đi vay tổ chức tài chính quốc tế còn Việt Nam lại có cách xử lý riêng, tuyên bố không dùng tiền ngân sách mà vẫn giải quyết được. Song, dù giải pháp nào thì tiền cũng không tự nhiên sinh ra mà sẽ mất ở đâu đấy, vì vậy chắc chắn sẽ có người mất.
Ông cũng chỉ ra thêm tín dụng tăng trưởng cao hiện nay là nhờ rất nhiều gói tín dụng chính sách buộc tín dụng tăng lên còn cho vay sản xuất kinh doanh rất khó khăn.
Ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN lý giải mục đích NHNN mua lại ngân hàng mất hết vốn hoàn toàn có cơ sở pháp lý và vì sự an toàn đối với tiền gửi của dân, tài sản của nhà nước, không để đổ vỡ các TCTD.
Năm 2013, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 48 về trình tự thủ tục hướng dẫn mua lại các ngân hàng yếu kém. Ngoài ra, còn có Quyết định 48, Quyết định 254, 255 của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu TCTD và NHNN được sử dụng quyền mua lại các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt.
Đại diện NHNN cũng khẳng định, NHNN đã sử dụng kiểm toán độc lập quốc tế để đánh giá giá trị của các ngân hàng yếu kém, phát hiện các ngân hàng này thậm chí không còn tiền chỉ còn tài sản đảm bảo vì vậy mua 0 đồng là giải pháp nhanh mà không dùng tiền thuế của dân, ngân sách.
Về tình trạng sở hữu chéo, ông Huyền Anh thừa nhận Thông tư 36 đã hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thâu tóm, chi phối lẫn nhau và cho vay những người có liên quan trên cơ sở đó đẩy lùi sự lũng đoạn. Hiện nay chỉ còn 3 cặp ngân hàng sở hữu chéo và từ nay đến cuối năm sẽ xử lý tiếp.
TS. Cấn Văn Lực chia sẻ thêm NHNN đã ứng 11.000 tỷ đồng cho 3 ngân hàng 0 đồng dùng để chi trả khách hàng và phục vụ mở rộng kinh doanh, đồng thời sẽ thay đổi bộ máy quản trị điều hành với kỳ vọng các ngân hàng này sẽ tốt hơn. Sau đó sẽ thoái vốn và bán cổ phần, nếu có lãi thì thu tiền về bù đắp vốn đã ứng ra. Tức là sau khi NHNN “ôm” về sẽ thoái vốn và trả lại thị trường.
Câu chuyện mua 0 đồng 3 ngân hàng GPBank, VNCB, OceanBank trong những tháng đầu năm của NHNN đã nhận được không ít ý kiến trái chiều của thị trường. Đâu là cơ sở pháp lý và nguồn tiền nào để mua 0 đồng và vực dậy 3 ngân hàng này?
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN, cho biết ba ngân hàng GPBank, OceanBank, VNCB bị mua 0 đồng là vì họ đã bị âm vốn lớn do tài sản không sinh lời và nợ xấu quá lớn.
Ông Nghĩa nhấn mạnh, việc NHNN mua cổ phần các ngân hàng yếu kém không phải sự bắt buộc mà dựa trên cơ sở có việc xác định giá trị định giá của các đơn vị tư vấn độc lập khách quan.
Bài viết mới nhất
- 1 Vinatex (VGT): Quý 4/2019 lãi ròng 94 tỷ đồng cao gấp 3 lần cùng kỳ
- 2 Vietcombank tuyên bố thưởng 1 tỷ đồng cho U22 Việt Nam nếu vô địch Sea Games 30
- 3 TPBank cảnh báo hành vi lừa đảo chào bán hồ sơ giải ngân trong ngày
- 4 NHNN yêu cầu thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
- 5 Thị trường nhà đất TP.HCM có đang gặp nguy?